[LEMP]WordOps cài WordPress tự động đơn giản + hiệu suất

WordOps cài WordPress tự động đơn giản + hiệu suất cao cũng như đa dạng trong cấu hình.

Được viết dựa trên EasyEngine v3 (một scripts cài đặt WordPress rất nổi tiếng). WordOps có các câu lệnh cấu hình đa dạng hơn Slickstack (chuyên biệt cho WordPress).

Cấu hình sử dụng WordOps

  • Cấu hình tổi thiểu VPS 1 CPU + 1GB Ram.
  • Chạy trên hệ điều hành Ubuntu Server 18.04/20.04/22.04 hoặc Debian 10/11.
  • Quyền truy cập máy chủ thông qua SSH (sudo hoặc root).

Sử dụng WordOps cài Wordpres tự động

  • Bước 1: Cài WordOps

Các câu lệnh cài đặt ở đây đều được cung cấp bởi WordOps và mình sử dụng Ubuntu Server 20.04 LTS > Bạn có thể đọc thêm chi tiết https://docs.wordops.net/getting-started/installation-guide/

Kết nối VPS của bạn thông qua SSH như MobaXterm chằng hạn.

Đầu tiên chúng tôi sẽ cập nhật chỉ mục gói phần mềm của máy chủ với câu lệnh:

sudo apt update

Chạy câu lệnh sau đây để tải và cài đặt WordOps.

wget -qO wo wops.cc && sudo bash wo

Quá trình diễn ra cực nhanh + tới bước bạn điền Name và Email là quá trình cài đặt đã xong.

Do quá trình sử dụng WordOps bạn luôn phải sử dụng câu lệnh sudo trước các câu lệnh wo và để không làm điều này bạn sử dụng câu lệnh dưới:

echo -e "alias wo='sudo -E wo'" && $HOME/.bashrc
  • Bước 2: Cài đặt SWAP

Nếu VPS bạn sử dụng có RAM thấp hơn 1GB bạn nên SWAP 2GB, có nghĩa là sử dụng 2GB ổ cứng để làm RAM ảo.

Khi máy chủ sử dụng hết 1GB RAM thật các nội dung trên RAM sẽ chuyển lên ổ cứng SWAP, tránh tình trạng quá tải.

Kiểm tra thông tin SWAP

Chạy lệnh sau. Nếu không có kết quả trả về có thể swap chưa được tạo.

sudo swapon – show

Nếu máy chủ của bạn đã được tạo swap space thì sẽ trả kết quả như sau:

NAME      TYPE SIZE   USED PRIO
/swapfile file 1.9G 330.7M   -2

Ngoài ra bạn cũng có thể chạy câu lệnh sau để kiểm tra

free -h

Kết quả trả về 0b nếu bạn chưa tạp swap space.

              total        used        free      shared  buff/cache   available
Mem:          981Mi       512Mi       170Mi       115Mi       299Mi       158Mi
Swap:            0B          0B          0B

Và đã tạo swap

              total        used        free      shared  buff/cache   available
Mem:          981Mi       286Mi       279Mi        64Mi       414Mi       417Mi
Swap:         1.9Gi       330Mi       1.5Gi

Cách thêm SWAP

Ở đây mình sẽ thêm 2GB swap nếu bạn muốn con số khác hãy thay 2GB bằng 1GB hay 3GB tùy ý:

sudo fallocate -l 2G /swapfile

Nếu máy chủ không có sẵn Fallocate, bạn có thể sử dụng lệnh sau. Thay thế 2048 bằng số lượng megabyte bạn muốn.

Đối với 1GB sử dụng 1024, 3GB sử dụng 3072.

sudo dd if=/dev/zero of=swapfile bs=2048 count=1048576

Tiếp theo phân quyền root

sudo chmod 600 /swapfile

Cài đặt để Ubuntu sử dụng Swap bạn đã tạo

sudo mkswap /swapfile

Cài đặt Swap chạy

sudo swapon /swapfile

Cuối cùng để thay đổi cấu hình này vĩnh viễn bạn chạy câu lệnh sau:

sudo nano /etc/fstab

thêm dòng này vào cuối

/swapfile swap swap defaults 0 0

Nhấn tổ hợp phím sau để lưu lại Ctrl+X > Y >Ctrl+X. Sau đó hãy kiểm tra cấu hình Swap của mình.

Bước 3: Cài đặt WordPress

Để cài WordPress lên tên miền mywp.test với cấu hình PHP 8.1 + Let’s Encrypt SSL certificate, Nginx fastcgi_cache, và HSTS, cùng với user + pass đăng nhập WordPress bạn chạy câu lệnh sau

sudo wo site create myweb.test --php81 --letsencrypt --wpfc --hsts --user=new2h --pass="Thisisntmyp@ssword1234_"

Ngay trước khi cài đặt kết thúc, WordOps sẽ hiển thị một số thông tin đăng nhập và phụ trợ trông như thế này.

HTTP Auth User Name: WordOps
HTTP Auth Password : khT8hHVNmxK7IQ7DzYaS3dQf
WordOps backend is available on https://104.236.24.164:22222 or https://myweb.test:22222
WordPress admin user : new2h
WordPress admin password : Thisisntmyp@ssword1234_

Ok vậy là với vài câu lệnh đơn giản trên WordOps, bạn đã hoàn thành cài tự động WordPress một cách dễ dàng.

Cấu hình tính năng trên WordOps

  • WordOps có rất nhiều cấu hình cài đặt WordPress như: NO Cache, WP Super Cache plugin, Nginx fastcgi_cache, Redis cache, WP-Rocket plugin , Cache-Enabler plugin
  • SSL certificates với Let’s Encrypt, Wildcard SSL kết hợp DNS CloudFlare.
  • PHP nhiều cấu hình từ PHP 7.0 – PHP8.1

Mỗi cấu hình đều được tối ưu riêng và việc bạn cần làm là chạy câu lệnh tương ứng ví dụ:

  • Cấu hình cache WordPress
wo site create example.com --wp                # install wordpress with PHP 8.0 without any page caching
wo site create example.com --wp  --php81       # install wordpress with PHP 8.1  without any page caching
wo site create example.com --wpfc              # install wordpress + nginx fastcgi_cache
wo site create example.com --wpredis           # install wordpress + nginx redis_cache
wo site create example.com --wprocket          # install wordpress with WP-Rocket plugin
wo site create example.com --wpce              # install wordpress with Cache-enabler plugin
wo site create example.com --wpsc              # install wordpress with wp-super-cache plugin
  • Cấu hình website không sử dụng WordPress
wo site create example.com --html     # create example.com for static/html sites
wo site create example.com --php      # create example.com with php 8.0 support
wo site create example.com --php80      # create example.com with php 8.0 support
wo site create example.com --php81      # create example.com with php 8.1 support
wo site create example.com --mysql    # create example.com with php 8.0 & mysql support
wo site create example.com --mysql --php81   # create example.com with php 8.1 & mysql support
wo site create example.com --proxy=127.0.0.1:3000 #  create example.com with nginx as reverse-proxy
  • Update PHP cho website
wo site update example.com --php72 # switch to PHP 7.2
wo site update example.com --php73 # switch to PHP 7.3
wo site update example.com --php74 # switch to PHP 7.4
wo site update example.com --php80 # switch to PHP 8.0
wo site update example.com --php81 # switch to PHP 8.1
  • Cấu hình SSL
wo site create example.com --wp -le #  wordpress & letsencrypt
wo site create sub.example.com --wp -le # wordpress & letsencrypt subdomain
wo site create example.com --wp --letsencrypt --hsts # wordpress & letsencrypt with HSTS
wo site create example.com --wp -le=wildcard --dns=dns_cf # wordpress & wildcard SSL certificate with Cloudflare DNS API

Ngoài ra còn rất nhiều cấu hình bạn đọc ở đây https://docs.wordops.net/commands/site/

Cài đặt Stack trên WordOps

Các Stack trên Wordops về cơ bản là các gói phần mềm bổ sung giúp bạn quản lý máy chủ của mình. Bạn cài đặt tất cả các gói phần mềm được đề xuất bằng cách chạy lệnh sau:

sudo wo stack install

Các thành phần được cài đặt

  • Nginx – WordOps web server
  • PHP – PHP7.4-FPM
  • MariaDB 10.5 – Open-source version of MySQL
  • WP-CLI – The WordPress command-line tool
  • Composer – PHP packages manager
  • MySQLTuner – Command-line tool to tune MySQL
  • Fail2ban – Authentication bruteforce protection
  • phpMyAdmin – MySQL server web interface
  • Adminer – lightweight phpMyAdmin alternative
  • OpcacheGUI – web interface for Opcache monitoring
  • Netdata – Monitoring suite
  • Anemometer – MySQL Slow Query Monitor
  • WordOps dashboard – Bootstrap template for WordOps backend
  • eXtplorer – Web File manager
  • cheat.sh – Command-line Linux cheatsheet
  • Sendmail – Sendmail MTA

Các bạn có thể đọc thêm chi tiết ở https://docs.wordops.net/commands/stack/

Ngoài ra thông tin tất cả câu lệnh ở đây https://docs.wordops.net/commands/

Kết

Sử dụng WordOps cài WordPress tự động cực kỳ đơn giản đúng không nào? Hi vọng các bạn thành công với cách này.

Nếu các bạn có thắc mắc về WordOps hãy đọc qua:

Và để lại bình luận mình sẽ trả lời bạn ngay khi có thể.

Share on:
Scroll to Top