Home » Reviews » Review và hướng dẫn cài đặt VPS trên VULTR

Review và hướng dẫn cài đặt VPS trên VULTR

Vultr là một trong những nhà cung cấp Hosting mà mình đang sử dụng cho các dự án. Tất nhiên mình sẽ Review đôi chút về Vultr, và lý do mình chọn nó.

Giới thiệu về Cloud Server Vultr

Vultr ra đời năm 2014 với các thành viên lão làng trong giới Hosting. Đi sau những tên tuổi lớn như Linode, DigitalOcean, OVH, Vultr dùng chiến dịch khuyến mãi sốc “mông” như tặng 100% tiền, tặng tiền cho các tài khoản mở mới, tăng dung lượng ram, sử dụng “chương trình giới thiệu”, các gói VPS khởi đầu với giá 2.5$/tháng.

Chính những khuyến mãi này như phá nát thị trường, và cũng giúp Vultr phát triển nhanh chóng, chỉ mới 3 năm có có hơn 10 triệu gói VPS được bán.

Cũng chính vì hơi “lố” mà sáng tối hệ thống của Vultr bị tấn công rất nhiều, có những thời gian downtime cực lớn, khá bí ẩn về tốc độ CPU, máy chủ “đi ngủ” đây là những lý do có rất nhiều khách hàng đã rời bỏ Vultr (tất nhiên có mình).

Cũng may là Vultr đã nghiêm túc hơn, hệ thống cũng ổn định hơn, các dịch vụ cũng đa dạng và phụ hợp với yêu cầu đa số khách hàng. Mình đã quay lại và hiện tại cực hài lòng với Vultr.

Uptime của Vultr gần đây!
Uptime DNS của Vultr gần đây!

Ưu nhược điểm của VPS Vultr

Cũng giống như nhiều nhà cung cấp khác, Vultr cũng tồn tại vài nhược điểm khó chịu, tuy không mấy ảnh hưởng tới mình.

Ưu Điểm Nhược Điểm
  • Giá rẻ, tính tiền theo giờ.
  • Cấu hình tùy chỉnh phù hợp nhu cầu.
  • Dễ cài đặt nhiều HĐH, có Windows và upload ISO.
  • Có 17 datacenter, ưu tiên Sing > Tokyo > Seoul.
  • Công nghệ tốt, sử dụng 100% SSD.
  • Free 10 Snapshot.
  • Hỗ trợ kỹ thuật và Ticket chưa tốt lắm.
  • Đôi khi server “ngủ” ít thờ gian.

Dịch vụ của Vultr

Vultr khá đa dạng về dịch vụ từ Cloud VPS, Object Storage, Cloud GPU …

Đối với người dùng cá nhân như mình thì lựa chọn hàng đầu là Cloud Compute với gói rẽ nhất là $6/tháng. Cao cấp hơn có Optimized Cloud Compute khởi đầu là $30/tháng, và Bare Metal Servers máy chủ hàng xịn với khởi điểm $120/tháng.

Các dịch vụ của Vultr
Các dịch vụ của Vultr

Đăng ký tài khoản Vultr và nhận 103$ miễn phí

  • Bước 1: Bấm vào nút đăng ký dưới đây và đăng ký tài khoản để nhận được 103$ dùng miễn phí.

Nhận 103$ miễn phí!

Sau đó điền thông tin email, và mật khẩu, bấm Creat account để đăng ký

Review Cloud VPS Vultr
Điền địa chỉ mail và mật khẩu và nhấn Create Account để đăng ký mới tài khoản.
  • Bước 2: Bổ sung thông tin và xác minh tài khoản

Sau khi bạn bấm Creat account thì Vultr sẽ chuyển bạn đến màn hình sau, tại đây Vultr yêu cầu bạn làm vài công việc như: xác minh email, cập nhật phương thức thanh toán, bổ sung thông tin tài khoản, bạn làm lần lượt là ok nhé.

Review Cloud VPS Vultr

Đầu tiên bạn vào xác minh email như sau, truy cập email đã đăng ký và bấm vào nút “Verify Your E-mail” để xác minh.

Xác minh email tại vultr
Xác minh email tại vultr
  • Bước 3: Nhập thông tin thanh toán

Tiếp theo để nhận được 100$ miễn phí, các bạn nhập thông tin thanh toán bằng thẻ Visa hoặc Paypal là được.

Nhập thông tin thẻ visa hoặc nạp tiền bằng Paypal, Bitcon để nhận 100$ miễn phí từ Vultr.

  • Bước 4: Kết nối với Twitter để nhận thêm 3$ miễn phí

Sau khi bạn đăng nhập vào sẽ có thông báo Click here to view available promos thì bạn click vào hoặc truy cập trực tiếp link này https://my.vultr.com/promo/ và làm theo từng bước để nhận 3$ miễn phí nhé.

Do mình xác minh rồi nên biểu tượng các nút bị màu xám, bạn bấm vào lần lượt để kết nối tài khoản Twitter với Vultr, bấm Follow, và tạo 1 Tweet để nhận 3$ free (3$ này không có hạn sử dụng).

OK vậy là xong quá trình tạo tài khoản và xác minh, lưu ý là khi xác minh bằng thẻ visa bạn sẽ bị trừ 2,5$ để xác minh thông tin thẻ của bạn là thật, sau đó vài tuần Vultr sẽ hoàn trả.

Ngoài ra bạn không nên đăng ký nhiều tài khoản Vultr để sử dụng khuyến mãi này, rất nhiều cảnh báo và bạn sẽ bị khóa hàng loạt tài khoản nếu cố tình làm như vậy. Nếu có sự cố nào lúc đăng ký thì hãy liên hệ trước với Vultr để hỏi và nhờ support, hoặc ngay tại đây ở phần bình luận nhé.

Hướng cài đặt VPS trên Vultr

Đến đây, bạn đã hoàn thành các bước đăng ký và có thể bắt đầu sử dụng VPS trên Vultr. Dưới đây là hướng dẫn cách tạo VPS trên Vultr, cài đặt một Auto Script quản lý và cài đặt WordPress.

  • Bước 1: Tại trang Products bấm vào dấu cộng và chọn Deploy New Server

  • Bước 2: Chọn loại Server và location phù hợp

Nên ưu tiên chọn location Singapore hoặc Tokyo/ Japan để có tốc độ về Việt Nam nhanh nhất.

  • Bước 3: Chọn Server Type và gói phù hợp

Ở đây mình chọn cấu hình Ubuntu 20.04 x64 chuẩn để cài Auto Script Webinoly để quản lý cài đặt WordPress.

Cấu hình VPS thì tùy nhu cầu của bạn ở đây mình sử dụng gói VPS High Frequency Compute 10$/tháng với cấu hình 55Gb SSD + 1 CPU + 2Gb Ram và 2Tb Bandwidth.

Ngoài ra bạn có thể chọn lựa các hệ điều hành nhân Linux miễn phí (CentOs, Fedora, Debian..) còn Window thì bạn thêm 16$/tháng tiền bản quyền.

Một số tùy chọn khác bạn có thể bổ sung:

  • Enable IPv6 : kích hoạt địa chỉ ipv6, không mất phí, ta nên chọn.
  • Enable Private Network: thêm một IP để kết nối với VPS khác cùng location, khi nào có nhu cầu thì chọn sau.
  • Enable Auto Backups:tự động sao lưu VPS, mất phí $1/tháng, nên chọn để dữ liệu được backup định kỳ hàng ngày, và có thể khôi phục bất kỳ khi nào muốn.
  • Một số phần như StartUp Scripts, SSH Keys thì bạn nên sử dụng để tăng tính bảo mật.

Tiếp đến phần Server Hostname & Label, bạn nhập tên domain chính và nhãn.

Phần Hostname bạn nhập tên miền chính của bạn, còn Label nhập gì cũng được.

Cuối cùng bấm Deploy now để hoàn thành.

So sánh tốc độ giữa VPS GOOGLE và Vultr
So sánh tốc độ giữa VPS GOOGLE và Vultr

Hướng dẫn sử dụng quản lý Vultr cơ bản

Phần quản lý và sử dụng VPS trên Vultr có 2 nội dung chính là

  • Quản lý tài khoản: cài đặt các thông tin thanh toán, số dư có trong tài khoản, chương trình tiếp thị liên kết (Affiliates), thông tin hỗ trợ (Support Ticket)…
  • Quản lý VPS: quản lý các gói VPS hiện có, bao gồm các tính năng như: reboot, xóa, cài đặt lại, mở rộng tài nguyên, kích hoạt thêm các dịch vụ khác….

1.Quản lý tài khoản

  • Servers: hiển thị danh sách VPS của bạn (xem thêm phần quản lý VPS phía dưới).
  • Billing: thông tin thanh toán, nạp tiền, bạn có thể thanh toán bằng các hình thức như thẻ Visa, Paypal, Bitcoin.
  • Support: để bạn liên hệ nhờ Vultr hỗ trợ các vấn đề về VPS (chỉ về phần cứng hay vấn đề kinh doanh, chứ VPS không hỗ trợ về phần mềm)
  • Affiliate: chương trình affiliate (tiếp thị liên kết, kiếm tiền với Vultr).
  • Account: cài đặt thông tin tài khoản, bảo mật, thông tin thanh toán..

2.Quản lý VPS

  • Instances: danh sách server đã tạo, bạn có thể bấm vào dấu 3 chấm tại từng vps để xem chi tiết hơn.
  • Snapshots: chức năng miễn phí giúp bạn sao lưu và restore toàn bộ VPS này sang VPS khác.
  • ISO: dùng để tự cài đặt hệ điều hành khác, ví dụ như Window.
  • Startup Script: chương trình khởi động và tùy biến VPS
  • SSH Key: quản lý SSH keys, sử dụng để connect đến VPS giúp bảo mật hơn thay vì dùng root password để đăng nhập.
  • DNS: sử dụng miễn phí hệ thống DNS của Vultr nếu muốn.
  • Backups: tương tự snapshot, là các bản sao lưu server nhưng được tự động tạo hàng ngày. Chức năng này có phí (như hướng dẫn tạo VPS phía trên, phí khoảng từ 1$/tháng).
  • Block Storage: bổ sung thêm dung lượng lưu trữ cho server nếu bạn muốn lưu trữ thêm.
  • Reversed IPs – Chứa danh sách các IPs mua thêm tại Vultr. Mặc định khi tạo mỗi VPS chỉ được miễn phí 1 IPv4 và 1 IPv6. Nếu mua thêm sẽ giá là 2$/ip/tháng.

Quản lý VPS chi tiết

Ở phần Products bạn có thể thực hiện các lệnh quản lý VPS của mình cụ thể như sau:

  • Server Details: Thông tin chi tiết về VPS của bạn (thông tin đăng nhập, Overview trạng thái hoạt động CPU, băng thông, ngoài ra bạn có thể mua thêm IP, tạo bản chụp Snapshots, bật chức năng backup, hay bật chức năng chống DDoS 10$/tháng
  • View Console: mở giao diện dòng lệnh để bạn thao tác trên hệ điều hành nhân Linux, tuy nhiên để làm việc nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn, bạn nên dùng các phần mềm PuTTY hoặc MobaXterm thay vì dùng Console.
  • Server Stop: để stop VPS và khi cần bạn có thể start bất kỳ lúc nào. Thông thường sẽ stop khi cần thay đổi mật khẩu Root User hay cần Scale (mở rộng) tài nguyên VPS.
  • Server Restart: Giống như khi khởi động máy tính sau khi cài đặt xong phần quan trọng. Tuy nhiên,chúng ta nên dùng lệnh Linux để Restart VPS thay vì dùng tính năng này để tránh gây lỗi phần mềm.
  • Server ReInstall: cài lại hệ điều hành mới…lưu ý mọi dữ liệu sẽ bị xóa.
  • Server Destroy: xóa VPS, khi bạn làm việc này, mọi dữ liệu sẽ bị mất, . Bạn phải tạo lại VPS mới nếu muốn dùng tiếp. Nếu bạn chỉ tạo VPS để vọc chứ chưa cần chạy các websites liên tục, thì hãy xóa VPS sau khi vọc xong để không bị tính tiền theo giờ).

Những câu hỏi thường gặp về Vultr

Tiếp theo là phần Q&A hỏi đáp và trả lời nhanh những vấn đề thường gặp khi sử dụng Vultr

Có được tạo nhiều tài khoản tại Vultr không?

  • Không. Tạo nhiều nhằm mục đích lấy khuyến mãi sẽ bị block ngay.

Một VPS có cài đặt được nhiều website không?

  • Được. Tùy theo nhu cầu mà bạn nên chọn gói phù hợp để chạy được nhiều website, ví dụ gói 5$/mon có thể chạy được vài blog/ web nhỏ.

Khi không dùng VPS nữa thì làm nào để không bị tính phí?

  • Bạn chọn Server Destroy (tức xóa hẳn VPS đó đi), lưu ý mọi dữ liệu sẽ bị mất nhé.

Có thể nâng cấp hay hạ cấp gói VPS không?

  • Bạn chỉ được phép nâng cấp gói chứ không hạ cấp được nhé. Trường hợp cần hạ gói thì tạo VPS mới xong backup vps cũ sang rồi xóa cái cũ đi.

Khác nhau giữa Backup và Snapshots là gì?

  • Snapshots giống như bản Ghost Window tức sao lưu toàn bộ VPS, còn Backup là bạn có thể backup riêng một thàn phần nào đó ví dụ muốn khôi phục loại file nhỏ nào đó thôi.

Làm cách nào để nâng cấp VPS?

  • Trong quản lý VPS bạn bấm vào tab Setting, chọn Change Plan và chọn gói tương ứng là được. Lưu ý việc nâng cấp không gây mất dữ liệu nhưng để đảm bảo hãy tạo 1 bản snapshots trước cho chắc.

Tạm kết

Tóm lượt bạn nên sử dụng gói VPS High Frequency Compute với location Singapore hoặc Tokyo/ Japan sử dụng Webinoly để quản lý cài đặt WordPress và cấu hình Rocket-Nginx để tăng tốc website.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về Vultr hãy comment tại đây để mọi người cùng hỗ trợ, thảo luận.

Share on:

đọc thêm...

Tôi là biên tập của New2H. Tôi sẽ tổng hợp những bài viết sưu tầm kiến thức về CNTT.

Leave a Comment