Home » Blog » Cách trồng nha đam từ lá đơn giản và đầy đủ nhất

Cách trồng nha đam từ lá đơn giản và đầy đủ nhất

Nha đam với rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với làm đẹp và sức khoẻ. Bạn có thể dễ dàng mua được, tuy nhiên có gì tuyệt vời hơn khi bạn tự tay trồng đúng không nào. New2h sẽ hướng dẫn cách trồng nha đam từ lá đơn giản và hiệu quả nhất dành riêng cho bạn. Nào chúng ta cùng bắt đầu nhé.

Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu qua về đặc điểm cây nha đam

Cây nha đam hay cây lô hội có tên khoa học là Aloe vera. Một loài cây mọng nước, lá dạng bẹ, không cuống, mọc vòng thành từng lớp. Lá có nhiều gai nhọn ở viền, màu lá từ lục nhạt đến xanh đậm tuỳ từng giống.

Cây nha đam rất dễ trồng và việc lớn nhất bạn cần lưu ý là chống úng nước cho cây.

Cách chọn giống cây nha đam

Hiện nay, có 2 giống cây nha đam phổ biến nhất đó là giống nha đam Mỹ và nha đam Việt Nam.

Giống cây nha đam
Nha đam Mỹ và giống nha đam Việt (bên phải)

Cây nha đam mỹ có lá dài, bẹ to nặng, nhiều gai nhọn trên cạnh lá, phía sau lá có lớp phấn trắng. Có năng suất cao và dễ trồng và chăm sóc.

Giống nha đam Việt Nam thì có lá nhỏ hơn, bẹn mỏng hơn, lá ít gai màu xanh nhạt hơn và không có lớp phấn trắng.

Bạn nên chọn giống cây nha đam Mỹ

Lựa chọn chậu và đất trồng cây nha đam

Chậu trồng

  • Chậu trồng cần đảm bảo thoát nước tốt. Chậu có lỗ thoát nước, bạn nên bỏ vào bên dưới đáy chậu những viên sỏi lớn để tăng khả năng thoát nước trước khi vô đất trồng.
  • Kích thước chậu phù hợp có đường kính khoảng 25 – 30cm và cao 30 – 40 cm, như vậy mới đủ cho cây nhanh lớn và phát triển tốt được.

Đất trồng

Cây nha đam chịu hạn tốt, nhưng chịu úng nước rất kém. Do đó, đất trồng tốt đòi hỏi phải có khả năng thoát nước tốt, đồng thời đảm bảo dinh dưỡng để tạo điều kiện cho cây và bộ rễ phát triển tốt nhất.

Dưới đây là 2 tỷ lệ hỗn hợp đất mà mình đã sử dụng rất hiệu quả để trồng.

Tỷ lệ 1

Trộn theo tỷ lệ 2 phần tro trấu + 1 phần phân hữu cơ + 0,5 phần xơ dừa + 1 phần trấu sống.

Hỗn hợp sau khi trộn đều thì gom thành đống và ủ kín với nấm trichoderma (tỷ lệ 2kg bột nấm/100kg hỗn hợp) trong 15 – 20 ngày trước khi trồng.

Lưu ý:

  • Phân hữu cơ có thể lựa chọn phân chuồng hoặc phân trùng quế, ngoài ra còn có thể là những phân hữu cơ pha chế sẵn.
  • Xơ dừa và trấu sống tốt nhất bạn nên chọn loại đã ngâm nước hoặc đã qua ủ hoai. Khi đó bạn chỉ cần ủ hỗn hợp từ 10 đến 15 ngày trước khi trồng.

Tỷ lệ 2

Trộn theo tỷ lệ 1 phần tro trấu + 2 phần phân hữu cơ + 0,5 phần xơ dừa + 0.3 phần trấu sống.

Ủ hỗn hợp này với nấm trichoderma trong thời gian 15-20 ngày mới dùng.

Cách trồng nha đam từ lá

Chậu trồng nha đam
Chậu trồng nha đam
  • Chậu trồng vô đất vừa đủ, cách miệng chậu từ 2m đến 5cm.
  • Chọn lá lô hội giống từ cây mẹ, đặt ngang lá lô hội như hình. Dùng đất che 1 nữa lá.
  • Tưới nước ẩm và đặt chậu nha đam đã trồng ở nơi có nhiều nắng.
  • Lưu ý theo dõi chậu trồng thường xuyên để kịp thời tưới nước nếu thiếu và tiêu úng nếu cần.
  • Sau khoảng vài ngày, từ lá cây sẽ mọc lên những cây non.

Chăm sóc và thu hoạch cây nha đam

Chăm sóc cây nha đam

Cây nha đam đặc biệt chịu úng nước rất kém do đó yêu cầu đầu tiên trong quá trình chăm sóc cây nha đam là tiêu úng cho cây.

Từ lá cây nha đam phát triển thành nhiều cây con, khi cây đạt từ 15 – 20cm, bạn nên tách những cây con này ra những chậu khác. Mỗi chậu tốt nhất nên trồng 1 cây.

Đặt chậu nơi nhiều ánh sáng hay nơi có ánh nắng buổi sáng. Tưới nước hàng ngày, nếu trời nắng gắt có thể tưới thêm vào buổi chiều giúp mát cây. Hay tiêu nướng và hạn chế tưới khi thời tiết mưa nhiều. Việc tưới nước cần duy trì tốt không để cây thiếu nước sẽ làm làm lá cây nha đam thu hoạch bị đắng mất ngon.

Cây nha đam đặc biệt thích hợp với phân bò hoai mục, hoặc phân hữu cơ, hàng năm cần trộn giá thể đất như trên và bồi gốc nhiều đợt để bộ rễ cây ổn định ( một năm bồi gốc 3-4 đợt).

Hàng tháng bón thêm một muỗng cà phê phân urê, hay DAP ( rải xung quanh gốc) vào mỗi chậu cây nha đam sẽ giúp lá nha đam tươi bóng nở nang và nặng ký.

Cây nha đam trồng ở chậu ít bị sâu bệnh tấn công, nếu phát hiện sâu ăn lá hay đốm đen lá thì lập tức cắt bỏ lá hư, tiêu huỷ tránh lây lan ra những chậu khác.

Thu hoạch cây nha đam

Sau một năm thì bắt đầu thu hoạch lá nha đam, cứ hai tuần thì cắt hai lá mọc đối diện nhau( dùng dao lưỡi mõng bén cắt nhẹ phần tiếp giáp giữa lá và gốc, tránh cắt phạm vào phần thân cây.

Nếu nóng vội thu hái lá sớm cây nha đam sẽ chậm lớn và lá cây sau này khó ra bẹ to nặng.

Sau thời gian trồng và thu hoạch lá từ 3-4 năm thì cây nha đam bắt đầu suy yếu, lá nhỏ dần và thân mọc cao hơn mặt chậu. Khi này bạn có thể tận dụng hạ phần gốc và tiếp tục trồng lại. Nhưng tốt nhất là trồng lại lứa cây nha đam mới để đảm bảo thu hoạch lá chất lượng hơn.

Kết luận

Hị vọng bài viết cung cấp đầy đủ cho các bạn cách trồng nha đam từ lá đầy đủ nhất.

Chúng các bạn thành công và mọi ý kiến đóng góp các bạn vui lòng sử dụng chứng năng bình luận. Và mình sẽ trả lời trong vòng 8 tiếng.

Jenny Nguyễn

Share on:

đọc thêm...

Tôi là biên tập của New2H. Tôi sẽ tổng hợp những bài viết sưu tầm kiến thức về CNTT.

Leave a Comment